Đang truy cập: 22
Hôm nay: 872
Hôm qua: 1,368
Tháng hiện tại: 29,805
Tháng trước: 115,498
Tổng lượt truy cập: 1,212,371
- Đang truy cập22
- Hôm nay872
- Tháng hiện tại29,805
- Tổng lượt truy cập1,212,371
Lịch sử hình thành
- Khoa VLTL-PHCN được thành lập vào năm 1999 với tên gọi khoa Vật lý trị liệu, là một khoa trọng điểm của bệnh viện ĐD-PHCN Tỉnh Phú Yên, đến nay khoa đã trải qua quá trình hình thành và phát triển khá phong phú, là đơn vị hạt nhân trong lĩnh vực VLTL-PHCN của bệnh viện.
Khoa có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như "Handicap International"- PHCN đa chuyên ngành cho bệnh nhân tổn thương tủy sống năm (2006-2008); Tổ chức "Protheties Ontreach Foundation" (Tổ chức từ thiện phi Chính phủ phi lợi nhuận của Mỹ) - Chỉnh hình bàn chân khoèo bẩm sinh theo phương pháp Ponseti (2014).
- Bên cạnh đó do sự thay đổi mô hình bệnh tật từ gần 1 thập niên trở lại đây, khoa VLTL-PHCN là nơi điều trị các bệnh lý mãn tính do tuổi cao; di chứng các chấn thương do tai nạn nghề nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,…Đặc biệt là các bệnh lý về khớp, cột sống, thần kinh trung ương và ngoại biên; các bệnh lý về giao tiếp ngôn ngữ; các khuyết tật bẩm sinh như bại não, bàn chân khoèo….
Đầu năm 2015 cùng với quyết định đổi tên Bệnh viện PHCN, khoa VLTL- PHCN được đổi tên thành khoa PHCN- CHỈNH HÌNH VÀ SXDCTG.
3.Tổ chức nhân sự
Tổng số CBCNVC 20 (5 Nam, 15 Nữ) gồm:
+ Sau đại học: 01 (Thạc sỹ)
+ Đại học: 03
+ Cao đẳng: 02 (VLTL)
+Trung cấp: 11 (05 KTV; 06 ĐD)
+ Khác: 03
+ Đảng viên: 06
- Khoa có một tổ Đảng, 02 Tổ kỹ thuật (Tổ PHCN; Tổ Điện trị liệu) và 01 xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình.
4.Chức năng nhiệm vụ
- Là một khoa lâm sàng chuyên khoa VLTL-PHCN-Chỉnh hình có giường bệnh (chỉ tiêu 50 giường).
- Thực hiện công tác thu dung khám, điều trị nội ngoại trú, trong lĩnh vực VLTL-PHCN- CH.
- Sản xuất dụng cụ trợ giúp.
- Tham gia đào tạo cán bộ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật về chuyên khoa VLTL-PHCN cho học viên ở các bệnh viện khi có nhu cầu.
- Khoa ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại trong và ngoài nước vào trong công tác khám chữa bệnh, học tập và nghiên cứu khoa học, thông qua các dự án đầu tư kỹ thuật của các tổ chức quốc tế. Thực hiện các phương pháp điện trị liệu, nhiệt trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu thành công trên nhiều bệnh lý khác nhau và đạt hiệu quả tốt.
Khoa đã triển khai ứng dụng thành công kỹ thuật chỉnh hình bàn chân khoèo theo phương pháp PONSETI. Đây là phương pháp PHCN sớm cho trẻ bị tật chân khoèo dưới 2 tuổi được thực hiện với sự hợp tác của tổ chức POF. Định hướng sẽ mở rộng lĩnh vực chỉnh hình một số khuyết tật và biến dạng ở tay chân
- Thực hiện " mục tiêu hướng tới người bệnh", khoa có kế hoạch triển khai áp dụng mô hình hoạt động nhóm hàng tuần cho đối tượng bệnh tai biến mạch máu não đang điều trị PHCN tại khoa, đây là mô hình hoạt động hổ trợ tích cực mang ý nghĩa khuyến khích động viên tinh thần cũng như hổ trợ hoạt động trị liệu, giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, tăng cường PHCN và tâm lý thoải mái trong những ngày nằm viện.
- Tiếp tục triển khai ứng dụng một số kỹ thuật mới như kỹ thuật tiêm gân và tiêm nội khớp điều trị cho 1 số bệnh lý về khớp và viêm gân, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác khám chữa bệnh.
Khoa có một xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình, sản xuất một số dụng cụ trợ giúp cơ bản như Chân giã, Nẹp AFO, Áo nẹp, Giày nẹp...Định hướng trong năm 2015 sẽ mở rộng sản xuất dụng cụ chỉnh hình chất lượng cao cho nhiều đối tượng khuyết tật khác nhau khi có nhu cầu. Đặc biệt là mô hình sản xuất dụng cụ trợ giúp lưu động dưới sự hợp tác hổ trợ của tổ chức Y tế Hà Lan – Việt Nam. Mục tiêu của mô hình này là trực tiếp phục vụ cho người khuyết tật vận động, giúp các bệnh nhân có thể được khám, theo dõi, sửa chữa và thay mới ngay tại nơi họ đang sinh sống ở cộng đồng góp phần quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật hòa nhập cùng gia đình họ.
Hợp tác quốc tế
Đang truy cập: 22
Hôm nay: 872
Hôm qua: 1,368
Tháng hiện tại: 29,805
Tháng trước: 115,498
Tổng lượt truy cập: 1,212,371