Đang truy cập: 33
Hôm nay: 6,685
Hôm qua: 8,080
Tháng hiện tại: 85,300
Tháng trước: 288,135
Tổng lượt truy cập: 909,601
- Đang truy cập33
- Hôm nay6,685
- Tháng hiện tại85,300
- Tổng lượt truy cập909,601
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG PHÚ YÊN
Từ năm 1946, ở nước ta hệ điều dưỡng đã được hình thành nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức. Lúc đầu đó là những trạm an dưỡng của ngành quân y và sau đó được phát triển ra các tỉnh trong toàn quốc.
Tại Phú Yên, Bệnh viện Phục hồi chức năng Phú Yên được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ những gian khó chồng chất, những sự hy sinh cao cả, những tấm lòng của cán bộ ngành y đã mang lại niềm tin giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Từ năm 1968, tiền thân của đơn vị là Trại an dưỡng cán bộ già. Bối cảnh ra đời của Trại lúc bấy giờ rất đặc biệt: Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, nhà không có, cơ quan không ổn định, ra Bắc không được, một số cán bộ lớn tuổi đau ốm, sức khỏe suy yếu không có nơi để nghỉ dưỡng, không thể đi Miền Bắc chữa bệnh. Để thực hiện chính sách đối với cán bộ, Tỉnh ủy chủ trương thành lập "Trại an dưỡng cán bộ già" để phục vụ cho nhu cầu nói trên.Trại được thành lập tại buôn Ma Hơ gần sông Hà Đan, vùng giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai và Phú Yên. Nhiệm vụ của trại bây giờ rất nặng nề, ngoài việc nuôi dưỡng, chữa bệnh còn phải làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho mọi người khi có địch càn quét. Về lương thực, thực phẩm để nuôi dưỡng người bệnh, tỉnh cấp một lần lúc đầu, sau đó tự lực giải quyết và nhờ sự giúp đỡ của đồng bào địa phương.Mặc dù điều kiện để phục vụ vô cùng khó khăn thiếu thốn, nhiệm vụ thì rất đặc biệt, nặng nề nhưng Trại đã cố gắng vượt qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
1. Giai đoạn 1972-1975:
Trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe cán bộ, đặc biệt là chăm sóc chiến sĩ ốm đau đã được điều trị ở các bệnh viện nhưng sức khỏe chưa hồi phục, chưa thể trở về đơn vị công tác hoặc chiến đấu,.. Đồng thời để thực hiện chính sách cán bộ của Đảng, trên cơ sở của Trại an dưỡng cán bộ già, Tỉnh chỉ đạo và có quyết định thành lập Trại điều dưỡng cán bộ của tỉnh vào ngày 10/4/1972.Trại được xây dựng tại thôn Trung Trinh, xã Sơn Long, huyện Sơn Hòa. Nhiệm vụ lúc này là tiếp nhận những cán bộ sức khỏe kém từ ban tổ chức Tỉnh ủy hoặc từ các bệnh xá tỉnh, huyện giới thiệu đến sau khi điều trị nhưng sức khỏe chưa thực sự phục hồi.
2. Giai đoạn 1975-1979:
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trại an dưỡng Phú Yên được chuyển về xây dựng tại thôn Long Thủy, xã An Chấn, huyện Tuy An (nay là xã An Phú, huyện Tuy An). Trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị: Trại an dưỡng tỉnh ủy (Khối Đảng ủy Dân chính đảng) và Trại an dưỡng thuộc đảng ủy chính quyền và được gọi tên thống nhất là Trại điều dưỡng tỉnh Phú Yên.
Năm 1976, hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa sáp nhập thành tỉnh Phú Khánh, trại Điều dưỡng Phú Yên được đổi tên thành Viện điều dưỡng II Phú Khánh (cơ sở II của tỉnh Phú Khánh)
Đến năm 1985 Viện điều dưỡng II Phú Khánh được đổi tên là Nhà điều dưỡng theo quy định chung của cả nước.
Chức năng của Nhà điều dưỡng: chủ yếu là điều dưỡng sau bệnh viện, thu dung các đối tượng là CB-CVN, đối tượng chính sách sau khi điều trị cấp tính ở các bệnh viện đa khoa, sức khỏe còn yếu được chuyển đến và tiếp tục điều trị, điều dưỡng, phục hồi sức khỏe.
3. Giai đoạn 1989-1992:
Quy mô giường bệnh kế hoạch: 70 giường
Tháng 7/1989, tỉnh Phú Khánh được tách thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, Nhà điều dưỡng Phú Yên được thành lập trên cơ sở Quyết định số 94A/UB-QĐ ngày 23/7/1989 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (Quyết định thành lập Sở Y tế).
Trong quá trình hình thành và phát triển, chất lượng nuôi dưỡng và phục vụ người bệnh từng bước được nâng lên rõ rệt. Từ chỗ chỉ giải quyết điều dưỡng đơn thuần, nặng về nghỉ ngơi, các hoạt động chuyên môn kỹ thuật được nâng lên một bước toàn diện hơn, đã ứng dụng các thành tựu của y học phục hồi và kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền vào công tác khám chữa bệnh.
Vấn đề dinh dưỡng cũng được chú ý: đã phân loại và giải quyết khẩu phần thích hợp cho từng loại bệnh, từng đối tượng.
Sau khi tái lập tỉnh, cơ sở Nhà điều dưỡng được các cơ quan lãnh đạo của tỉnh chú ý đầu tư. Đặc biệt là sự quan tâm sâu sát của Sở Y tế, đã tạo mọi điều kiện để đơn vị phát triển trên các mặt nhằm hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ tỉnh.
Để khắc phục thực trạng về cơ sở vật chất chật hẹp, trang thiết bị thiếu thốn, đơn giản, cũ kỹ, nhất là nhà bệnh nhân và nhà làm việc cần phải sửa chữa và xây dựng mới. do vậy đến năm 1991, Sở Y tế và các đơn vị chức năng của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng một nhà cấp 2, diện tích 600m2, sức chứa 40 giường, thiết kế liên hoàn khép kín đánh dấu bước phát triển mới về cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh.
4. Giai đoạn 1993 đến 2014:
Quy mô giường bệnh kế hoạch:110 giường
Do nhu cầu công tác ngày càng cao, chức năng nhiệm vụ được mở rộng, nên đội ngũ cán bộ cũng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là sau khi thực hiện nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 3/1/1998 của Chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương và quyết định số 936/1999/QĐ-BYT ngày 2/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nhà điều dưỡng tỉnh chính thức đổi tên thành "Bệnh viện điều dưỡng – Phục hồi chức năng" thuộc Sở Y tế tại quyết định số 939/1999/QĐ-UB ngày 15/5/1999 của UBND tỉnh Phú Yên.
5. Từ 29 tháng 12 năm 2014 UBND tỉnh có quyết định số:2195/QĐ-UBND đổi tên Bệnh viện điều dưỡng – PHCN thành Bệnh viện Phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế.
Quy mô giường bệnh kế hoạch:130 giường
Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện:
Bệnh viện PHCN là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng khám bệnh, chứa bệnh, PHCN và tổ chức an dưỡng cho người bệnh và đối tượng khác có nhu cầu.
- Khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân và người có thẻ BHYT
- Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú, PHCN ban ngày và tổ chức an dưỡng:
+ Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN;
+ Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa;
+ Hồi sức, cấp cứu;
+ An dưỡng;
+ Khám và chứng nhận sức khoẻtheo quy dịnh;
+ Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu.
- Công tác chỉ đạo tuyến về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng nhằm giúp cho trẻ em tàn tật, người tàn tật, trợ giúp dụng cụ thích nghi tại nhà và tại cộng đồng, huấn luyện cho cộng tác viên, người tàn tật tại cộng đồngthông qua chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Nghiên cứu khoa học: bệnh viện thực hiện nghiên cứu khoa hoc về lĩnh vực y học phục hồi và y học lâm sàng.
- Hợp tác quốc tế: hợp tác với các tổ chức chính phủ và phi chính phủđẩy mạnh các hoạt động KHKT, nâng cao hoạt động của chương trình PHCNDVCĐ, trợ giúp dụng cụ PHCN cho người tàn tật.
- Quản lý kinh tế y tế: thực hiện chính sách kinh tế trong Y tế theo quy định của Pháp luật.
Để thực hiện nhiệm vụ của bệnh viện và đáp ứng nhu cầu điều trị, điều dưỡng, PHCN ngày càng cao của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, bệnh viện đã được sự quan tâm đầu tư nhiều hơn của UBND tỉnh, Sở Y tế và các ban ngành chức năng về quy mô giường bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, trang thiết bị gường bệnh…
Tóm lại trải qua hơn 45 năm thành lập, Bệnh viện phục hồi chức năng Phú Yên luôn luôn phấn đầu, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao kể cả trong giai đoạn chiến tranh cũng như trong giai đoạn thời bình xây dựng XHCN.
Trong gian khổ ác liệt trại điều dưỡng vẫn đứng vững và phát triển cùng với sự phát của toàn ngành y tế Phú Yên. Tinh thần chịu đựng gian khổ, ý chí tự lực, tự cường, tấm lòng "tất cả vì người bệnh thân yêu" là truyền thống tốt đẹp vẻ vang của ngành nói chung và của trại điều dưỡng nói riêng, các thế hệ kế tiếp sẽ mãi mãi ghi nhớ, phát huy và gìn giữ truyền thống tốt đẹp đó.
Trong thời bình, Bệnh viện phục hồi chức năng đã có những bước tiến đáng kể: sau giải phóng cơ sở ban đầu hầu như không có gì, chỉ là cơ sở dựng tạm bằng tol, vách ván, tiếp đến nhà cấp 4… đến bây giờ là những dãy nhà được xây mới khang trang đủ tiện nghi sinh hoạt và phục vụ.
Trong những năm qua, Bệnh viện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, nổi bật ở các lĩnh vực khám chữa bệnh, điều dưỡng, PHCN và triển khai chương trình PHCN dựa vào cộng đồng, đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng, hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng điều trị và phục vụ người bệnh, xây dựng bệnh viện phát triển toàn diện trên các mặt.
Bệnh viện phục hồi chức năng Phú Yên chú trọng công tác phát huy sáng kiến và nghiên cứu khoa học, cải tiến tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả theo mô hình của Bộ Y tế bằng cách nâng cao năng lực quản lý ở các khoa, phòng, thực hiện tốt quản lý lao động, quản lý tài sản và trang thiết bị y tế, phát huy quyền làm chủ của cán bộ công chức, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để phục vụ tốt cho người bệnh.
Được sự hỗ trợ của Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện châm cứu Trung ương, Bệnh viện PHCN Trung ương vàBệnh viện Thống nhất TPHCM, Bệnh viện phục hồi chức năng Phú Yên đã triển khai các kỹ thuật cao, góp phần nâng cao chất lượng điều trị như: kỹ thuật điều trị co cứng bằng phóng bế thần kinh do di chứng của tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, chấn thương sọ não, phát đồ và quy trình điều trị PHCN sớm, PHCN sớm do tai biến mạch máu não, Oxy cao áp, PHCN sau thay khớp hán toàn phần, PHCN sau nhồi máu cơ tim, Hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, kỹ thuật chỉnh hình ngón tay bật (cò súng), cấy chỉ, Trường châm, thủy châm, ứng dụng laser bán dẫn trong điều trị, laser Co2 … hỗ trợ bệnh viện triển khai xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình, chân tay giả có hiệu quả tốt để phục vụ nhu cầu người khuyết tật trong tỉnh, thực hiện dự án " phát triển sức khỏe cộng đồng do cộng đồng quản lý" 09 xã trong tỉnh để hỗ trợ người khuyết tật PHCN và hòa nhập trong tỉnh. Dưới sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam.
Ngoài ra Bệnh viện đã hợp tác với Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam, tổ chức Handicap International (HI) xây dựng và triển khai Khoa PHCN tủy sống, đã ứng dụng kỹ thuật PHCN tủy sống theo phát đồ của thế giới góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng PHCN tại bệnh viện, đồng thời cũng hợp tác với tổ chức Protheties Ontreach Foundation của Mỹ(POF)… đã triển khai kỹ thuật chỉnh hình bằng phương pháp Ponsenti thành công, giúp các trẻ bị chân khoèo PHCN tránh khuyết tật bàn chân vào tuổi trưởng thành.Cũng như thực hiện dự án "phát hiện sớm- can thiệp sớm" ở 9 xã, giúp cho 70 trẻ em dưới 6 tuổi, được phát hiện, can thiệp có hiệu quả và hòa nhập cộng đồng.
Đồng thời bệnh viện chỉ đạo và thực hiện chương trình PHCN dựa vào cộng đồng để giúp đỡ người khuyết tật, lồng ghép với đề án trợ giúp người khuyết tật của tỉnhđã triển khai 46 xã đã giúp cho người bệnh PHCN tại nhà có hỗ trợ kỹ thuật của đội ngũ cộng tác viên. Qua đó có 1.000 người khuyết tật tiến bộ và hòa nhập cộng đồng.
Bệnh viện Phục hồi chức năng Phú Yên đã trải qua một chặn đường dài như thế!
Đang truy cập: 33
Hôm nay: 6,685
Hôm qua: 8,080
Tháng hiện tại: 85,300
Tháng trước: 288,135
Tổng lượt truy cập: 909,601